Trong vấn đề liên quan đến ngân quỹ, có hai nhóm người tiêu dùng chính. Nhóm thứ nhất là những người tính toán khá kỹ. Họ biết chính xác đã mất bao nhiêu tiền phí ATM của tuần trước, tháng trước, thậm chí là quý trước. Họ cân bằng tài khoản của mình tới từng xu nhỏ. Nhóm còn lại là những người thường tự hứa ngày mai sẽ ngồi xuống và lập kế hoạch ngân quỹ cho riêng mình nhưng ít khi thực hiện được.
Dù bạn thuộc nhóm nào đi nữa, hãy nhớ một quy tắc đơn giản: "Chi ít hơn thu". Và để làm được điều đó, bạn cần một kế hoạch chi tiêu cụ thể. Sau khi nghiên cứu quá trình lập ngân quỹ gia đình, Motley Fool đã rút gọn chỉ còn 5 bước dưới đây.
Đánh giá ngân quỹ bắt đầu từ việc kiểm tra lại thói quen chi tiêu và xác định chính xác tiền của bạn hàng ngày đi tới những đâu. Đừng bỏ qua bước này. Sau khi kiểm tra lại mà vẫn không thể biết đã chi tiêu bao nhiêu, cho những gì thì bạn không thể quyết định được ngân quỹ của mình trong tương lai.
Bạn có thể làm theo cách sau, tuy nhiên nó sẽ vất vả hơn. Bạn theo dõi các khoản chi của mình trong 3 tháng rồi ghi chép lại cẩn thận vào một quyển sổ. Sau đó, hãy dành một đêm để tổng kết lại 3 tháng đó.
Đó là công việc của bước 1. Với những ai thường mua sắm qua thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ, hãy thống kê dựa trên số liệu của bảng sao kê ngân hàng gửi bạn mỗi tháng. Chú ý đến lĩnh vực đốt nhiều tiền nhất và sẽ tốt hơn nếu tổ chức tín dụng cung cấp một bản thống kê tiêu dùng hàng năm trong đó chỉ rõ yếu kém trong chi tiêu của bạn.
Còn nếu phần lớn chi tiêu của bạn bằng tiền mặt, hãy tiếp tục sống bình thường trong 1 tuần rồi thống kê lại. Bạn sẽ biết số tiền mình sử dụng và nhớ chú ý đến lĩnh vực tiêu tốn nhất.
Sau khi vượt qua cú sốc về mức chi tiêu thật của mình, bạn tiến hành bước thứ 2: mua sắm ảo. Đây sẽ là chuyến đi đến trung tâm mua sắm trong tương lai của bạn.
Lấy một mảnh giấy, bút chì, và một bữa ăn nhẹ.
Lập một danh sách những gì bạn cần mua hoặc làm trong vòng 3 đến 6 tháng tới. Có thể là kế hoạch mua sắm bình thường (như thay lốp xe, vé máy bay vào kỳ nghỉ cho gia đình) hoặc kế hoạch tài chính (chẳng hạn như thanh toán thẻ tín dụng, số tiền thêm vào quỹ hưu IRA hoặc quỹ dự phòng trong năm của bạn).
Làm tương tự cho các kế hoạch mua sắm dài hạn (1-5 năm).
Bạn đã có một kế hoạch chi tiêu khá ổn rồi đấy. Điều này có nghĩa là mỗi lần rút tiền ra khỏi ví, bạn đều đã có mục đích chi tiêu rõ ràng, qua đó giúp cải thiện tình hình tài chính. Mọi thứ còn tốt hơn rất nếu như mỗi thành viên trong gia đình cũng có kế hoạch chi tiêu của riêng họ.
Ngoài ra, nếu có thêm thời gian, hãy lặp lại bài tập như vậy nhưng chỉ tập trung vào việc sử dụng tiền theo cảm xúc của bạn. Lên danh sách năm thói quen sử dụng tiền sẽ ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của bạn trong ngắn hạn và dài hạn. Sau đó, lập danh sách 5 thói quen sử dụng tiền ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn trong 10 năm hoặc hơn. Bước này có vẻ kỳ lạ, nhưng suy nghĩ về những gì bạn thực sự muốn sử dụng với tiền của mình sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm.
Với danh sách trong tay mình, bạn hãy đếm xem có bao nhiêu mục chi tiêu là cơ bản ở mỗi tháng. Một số khoản chi lớn mà chưa có nhu cầu ngay (như thay mới lốp xe, xây sửa nhà ở…), bạn hãy chia đều cho số tháng trước đó để tránh bị tiêu quá mức.
Với kế hoạch được vạch sẵn, giờ là lúc bạn thực hiện đúng mục tiêu của mình. Nếu trong quá khứ bạn từng bị lệch quỹ đạo tiết kiệm, đơn giản vì những thứ "không mua thì không thể chịu được" thì đây là một cách tốt: Hãy tự giấu tiền của chính mình.
Đây là con đường tốt nhất để tránh vung tay quá trán. Bạn chuyển một phần tiền của mình vào tài khoản tiết kiệm tách biệt với tài khoản dùng để chi tiêu hàng ngày. Bạn có thể nhờ ngân hàng định kỳ hàng tháng chuyển khoản tiền tiết kiệm này cho đơn giản.
Cuộc sống đầy những cám dỗ. Tuy nhiên, bạn có thể chống lại được cám dỗ đó chỉ bằng bút và một vài phong bì. Phương pháp "phong bì" trong việc tiết kiệm ngay lập tức sẽ cơ cấu chi tiêu trong ngày của bạn một cách hoàn hảo. Rất đơn giản, bạn bỏ những khoản tiêu hợp lý trong tuần vào trong một phong bì lớn nhất, có thể là "thực phẩm", "giải trí", "di chuyển", "dịch vụ".
Ví dụ, người Mỹ sử dụng ngân sách gia đình vào 4 mục lớn nhất gồm nhà ở (34%), di chuyển (18%), thực phẩm (13%) và giải trí (4%). Nếu bạn có thể chi tiêu ít hơn nữa thì thật tuyệt vời.
Dân chơi style ngại gì 1 LIKE
|