Trong xã hội hiện đại, những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa ngày càng trở nên phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể của cơ thể con người. Dưới đây là 5 nhân tố phổ biến tác động xấu đến sức khỏe hệ tiêu hóa.
1. Căng thẳng
Bạn không cần phải là một bác sĩ mới có thể biết được căng thẳng đóng vai trò trọng yếu thế nào đối với sức khỏe đường ruột. Những thay đổi sinh hóa xảy ra khi bị căng thẳng sẽ ảnh hưởng ngay lập tức tới chức năng đường ruột của chúng ta.
Khi não cảm thấy bị căng thẳng, nó sẽ giải phóng ra rất nhiều hormone, có thể làm thay đổi hệ tiêu hóa trong một thời gian ngắn như chán ăn, ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy và đau dạ dày. Về lâu dài, căng thẳng kéo dài có thể làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính như hội chứng ruột kích thích (IBS) và ợ nóng.
Nó không chỉ tác động đến những bệnh mãn tính vốn có mà nó còn có thể dẫn đến sự phát triển của một loạt các bệnh đường tiêu hóa khác như bệnh trào ngược dạ dày (GERD), bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh viêm ruột (IBD) và thậm chí cả dị ứng thực phẩm. Stress có thể gây ra tình trạng viêm trong hệ thống tiêu hóa, và khiến cho bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Một lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng không chỉ tốt cho sức khỏe tiêu hóa mà còn tốt cho sức khỏe toàn diện của bạn.
Ảnh minh họa
2. Thiếu enzyme
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất ra nồng độ enzyme đủ cao để duy trì sức khỏe cho cơ thể bạn. Đó có thể là: ăn uống không lành mạnh, ô nhiễm không khí, căng thẳng, thiếu ngủ... Thiếu hụt enzyme là gốc rễ của nhiều vấn đề về tiêu hóa. Enzyme tiêu hóa, chủ yếu được sản xuất trong tuyến tụy, giúp bạn chuyển các thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể có thể hấp thụ. Thiếu hụt enzyme là kết quả của việc tiêu hóa kém và hấp thụ dinh dưỡng kém, điều này sẽ tạo ra rất nhiều vấn đề về tiêu hóa, bao gồm: táo bón, đầy hơi, chuột rút và ợ nóng.
Chúng ta có thể nhận được nhiều enzyme từ thức ăn, đặc biệt là những thức ăn thô trực tiếp hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa của chúng ta. Để duy trì được mức độ enzyme khỏe mạnh, điều quan trọng là chúng ta cần ăn nhiều thức ăn thô là những thức ăn chứa nhiều enzyme.
3. Thiếu magie
Thiếu hụt magie gây ra rối loạn tiêu hóa và táo bón. Cơ thể chúng ta sử dụng các khoáng chất quan trong để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Không có magie, cơ thể bạn không thể tiêu hóa thức ăn một cách tốt nhất, vì nó kích hoạt các enzymes để cơ thể tiêu hóa và phân hủy thức ăn thành những mảnh nhỏ hơn để tạo ra năng lượng, đồng thời nó sản xuất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình tiêu hóa.
Bữa ăn của bạn có thể không cung cấp đủ magie. Cung cấp đúng lượng magie cho cơ thể là điều quan trọng cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe tiêu hóa của bạn. Vì vậy, bạn cần ăn những thực phẩm giàu magie như rau có lá xanh đậm, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đậu lăng, bơ, chuối và trái cây sấy khô.
Ảnh minh họa
4. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Đường ruột của chúng ta có đầy đủ các loài vi khuẩn và nấm men giúp chúng ta tiêu hóa, tiêu diệt những nhiễm trùng nguy hiểm và gây bệnh, giúp sản xuất nhiều loại vitamin cùng nhiều chất hóa học cần thiết cho cơ thể. Những sinh vật này sống trong ruột của chúng tôi được gọi là hệ thực vật đường ruột. Khi thực vật tốt bị mất hoặc có nồng độ thấp thì các mầm bệnh sẽ sinh sôi trong ruột. Điều này ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và có thể gây ra rất nhiều triệu chứng khác, vì các mầm bệnh tạo ra các độc tố thẩm thấu vào cơ thể.
Nguyên nhân gây ra mất cân bằng vi sinh đường ruột có thể do chúng ta bị ốm, chế độ ăn không hợp lý, sử dụng khác sinh hoặc các loại thuốc khác... Trong những trường hợp này bạn có thể xem xét để bổ sung thêm probiotics với các thực phẩm như sữa chua.
5. Nhiễm độc tính kim loại nặng
Sự hiện diện của các kim loại độc hại như quá nhiều thủy ngân, nhôm, cadmium, arsenic, chì và niken... gây tác hại đến đường ruột của chúng ta. Những kim loại này tràn ngập trong môi trường xung quanh ta và có thể được tìm thấy trong các dụng cụ nấu, tẩy rửa gia dụng, mỹ phẩm, ô nhiễm không khí, thuốc trừ sâu, thuộc diệt cỏ. Chúng xâm nhập vào cơ thể và là nguyên nhân gây ra hoặc góp phần gây ra một loạt các bệnh.
Để chống ngộ độc kim loại, bạn hãy chú ý sử dụng nguồn thực phẩm giàu chất xơ pectin (như táo). Đặc biệt, bạn hãy sử dụng các thực phẩm giàu Chlorophyll. Đây chính là chất diệp lục có trong màu xanh lá cây, hoa quả. Nó không chỉ là một sắc tố mà nó kết nối với các độc tố và các gốc tự do, biến chúng thành vật liệu trung lập.
Chất diệp lục còn giúp làm sạch kim loại tích lũy trong cơ thể chúng ta và chúng có khả năng chống lại các bệnh ung thư. Chlorophyll có thể chiết xuất được từ các loại lá cây xanh như cỏ linh lăng, lá dâu, rau spinach, rau mùi tây (parsley), rau cải xoong, tỏi tây, vỏ bí đao và tảo…