Có ít hơn nhưng làm được nhiều hơn
Các công ty có ý định cắt giảm dịch vụ khách hàng đang gặp thách thức đầy khó khăn vì sau nhiều thập kỷ cải thiện liên tục, hầu hết các công ty này đã không còn nhiều mảng thừa để mà cắt giảm.
Các công ty có ý định cắt giảm dịch vụ khách hàng đang gặp thách thức đầy khó khăn vì sau nhiều thập kỷ cải thiện liên tục, hầu hết các công ty này đã không còn nhiều mảng thừa để mà cắt giảm.
Đó là vấn đề “có ít hơn nhưng phải giải quyết được nhiều hơn”. Dễ dàng nói rằng những giai đoạn khó khăn đòi hỏi phải làm được nhiều hơn với nguồn lực ít hơn, nhưng khó là biết được chính xác ý nghĩa của điều đó. Việc này liên quan đến cắt bỏ đi khoản chi tiêu khổng lồ nhất trong ngân sách, hoặc là mở rộng phạm vi cắt giảm ra toàn bộ (còn được gọi là cắt giảm “bơ đậu phụng”).
Bạn có thể có ít nguồn lực hơn nhưng vẫn làm được nhiều hơn chừng nào bạn có thể tìm ra chính xác “nhiều hơn” ở đây có nghĩa là gì. Điều này có nghĩa là bất cứ một nỗ lực cắt giảm chi phí nào cũng phải bắt đầu với một sự hiểu biết tường tận về khách hàng, về công việc mà họ đang cố gắng hoàn thành, và ngôn ngữ mà họ sử dụng để đo lường khả năng thực hiện.
Kiến thức này có thể giúp nắm bắt những cơ hội để chi ra ít hơn nhưng tạo ra nhiều giá trị hơn. Ví dụ một công ty ximăng đã chia nhỏ khách hàng của mình thành nhóm những người tìm kiếm loại bê tông chắc chắn để xây cột nhà với nhóm những người tìm kiếm loại bê tông “có tác dụng hơn” để xây tường và cầu thang. Công ty này cũng chia nhóm những công ty tìm kiếm dịch vụ tốt hơn với những công ty chỉ cần những “dịch vụ cơ bản”.
Thay vì đưa ra một giải pháp nhưng không phù hợp với bất kỳ khu vực nào, công ty đã đưa ra những đề nghị riêng biệt đối với từng khu vực. Kết quả là gì? Mỗi khu vực trở nên lớn mạnh hơn và thu lợi nhuận nhiều hơn. Đó gọi là có ít hơn những làm được nhiều hơn!
Hãy nhớ rằng, mánh khoé của nhiều công ty hoạt động kém là cố tình đánh tráo khái niệm giữa tình hình hoạt động nghèo nàn với sự đơn giản và khả năng chi trả. Hãy thử xem xét Craigslist (một mạng tập trung của các cộng đồng online, bao gồm những quảng cáo online được phân loại – với công việc, thực tập, nhà cửa, cá nhân, để bán/trao đổi/tìm kiếm, dịch vụ, cộng đồng… và các diễn đàn về nhiều chủ đề khác nhau). Trang web này không có dịch vụ khách hàng và không có một giao diện đẹp mắt, nhưng nó không mất tiền và rất dễ sử dụng.
Khách hàng đã vui vẻ sử dụng dịch vụ để tìm kiếm những thứ mà thông thường sẽ không nằm trong danh sách của bất cứ một mục đã được phân chia nào của một tờ báo (ví dụ như một điểm đỗ xe đáng giá ở trung tâm Boston). Cách thức tiếp cận có-ít-hơn-nhưng-làm-đuọc-nhiều-hơn đã đem lại một thành công bền vững – quả là một điều đáng xấu hổ của các công ty truyền thông.
Ý niệm này cũng được áp dụng với những nỗ lực từ bên trong tổ chức để cắt giảm chi phí. Ví dụ, có thể những nhân viên trẻ không thực sự quan tâm đến những kế hoạch chăm sóc sức khoẻ toàn diện, và sẽ vui vẻ chấp nhận một kế hoạch chăm sóc cơ bản nhưng đáp ứng được nhu cầu của họ thay vì việc lựa chọn để đầu tư vào một kế hoạch chăm sóc toàn diện hơn.
Nếu không có một sự hiểu biết rõ ràng về khách hàng cũng như những vấn đề mà họ đang cố gắng giải quyết, “có ít hơn nhưng làm được nhiều hơn” sẽ bị biến thành “có ít hơn và cũng làm được ít hơn”. Một cách tiếp cận thông minh để cắt giảm chi phí có thể thực sự mở ra hẳn một thị trường mới bằng cách cung cấp những giá trị tốt hơn – trong mắt của những khách hàng.
- Bài viết của Scott D. Anthony trên trên Harvard Business Publishing - Minh Phương dịch
|
|
|
Dân chơi style ngại gì 1 LIKE
|