Yêu cầu lấy lại mật khẩu thành công
Vui lòng kiểm tra email để tạo mật khẩu mới.

Hốt bạc từ việc bán áo phông trực tuyến

Hai năm trước, anh đã từng thiết kế một trang web rất ấn tượng và áp dụng khá nhiều “chiêu„ hấp dẫn để lôi kéo khách hàng cũng như các nhà quảng cáo, chẳng hạn như trò chơi giải ô chữ điện tử, câu đố về lịch sử và truyện tranh. Sau một thời gian suy nghĩ, anh quyết định thiết kế một chiếc áo phông in lôgô của công ty cùng hình một đạo diễn xiếc với chiếc loa trong tay và tung nó lên mạng, bắt đầu một cuộc thử nghiệm kinh doanh mới mẻ.

Hai năm trước, anh đã từng thiết kế một trang web rất ấn tượng và áp dụng khá nhiều “chiêu" hấp dẫn để lôi kéo khách hàng cũng như các nhà quảng cáo, chẳng hạn như trò chơi giải ô chữ điện tử, câu đố về lịch sử và truyện tranh. Sau một thời gian suy nghĩ, anh quyết định thiết kế một chiếc áo phông in lôgô của công ty cùng hình một đạo diễn xiếc với chiếc loa trong tay và tung nó lên mạng, bắt đầu một cuộc thử nghiệm kinh doanh mới mẻ.

Thực tế trả lời cho Dan rõ rằng, các bản tin trực tuyến của anh đã thất bại. Tuy nhiên, việc bán áo phông trực tuyến lại tiến triển tốt với mức doanh thu 3000 USD một tháng. Từ đó, Dan quyết định gia nhập CLB những doanh nhân yêu thích TMĐT - những người đã thu lợi nhuận, dù còn ở mức khiêm tốn, từ một mô hình kinh doanh trực tuyến với nhiều tiềm năng trong tương lai: bán áp phông qua mạng.
Các nghệ sĩ và doanh nhân đều không thể ngờ rằng áo phông lại dễ kiếm tiền hơn bất cứ ý tưởng ban đầu nào lôi kéo họ đến với Internet.

CollegeHumor.com , một trang web chuyên kinh doanh những chú hề ngộ nghĩnh cũng đã bắt đầu chào bán những chiếc áo phông với hàng chữ “Chiếc áo khác của tôi có cổ cồn hẳn hoi nhé”, “Ashton sẽ làm gì”… và hàng tá những lời nói ngộ nghĩnh khác. Công ty mẹ - Connected Ventures LLC., công bố rằng họ thu được chừng 200.000 USD một tháng từ việc bán áo phông, bằng một nửa doanh thu của cả công ty. “Một năm trước mọi thứ có vẻ khó khăn, còn bây giờ thì việc bán áo phông trở thành một con đường rộng mở để kiếm tiền trên Internet,” anh Josh Abramson, một trong những nhà thiết kế trang web này nói.

Hóa ra áo phông là mặt hàng hoàn hảo để đem bán trên mạng. Đây là mặt hàng dễ dàng cuốn hút những kẻ “nghiền” internet. Dễ sản xuất và dễ vận chuyển, một chiếc áo phông bán trực tuyến thường có giá 15 USD hoặc ít hơn.

Theo tính toán của Rodney Blackwell, một doanh nhân đang vận hành một vài trang web tại California thì hiện nay có tới hơn 1500 trang web bán áo phông trên mạng. Ngay từ đầu năm 2004, khi bắt đầu tiến hành mở dịch vụ TMĐT, Blackwell đã phát hiện ra sự hiện diện của hơn 500 trang web bán áo phông trước khi thị trường này trở nên tăng đột biến.

“Rất nhiều người muốn trang web bán áo phông của họ hiện diện trong danh mục của tôi . Nhiều đến nỗi tôi phải lờ đi và thu phí từ mỗi một địa chỉ là 19,95 USD” , Blackwell nói. Anh cho biết, hàng tháng anh phải bổ sung thêm 60 trang web vào danh mục của mình (T-shirtcountdown.com), qua đó khách hàng có thể đặt mua hàng và bình chọn chiếc áo phông tốt nhất, được người tiêu dùng ưa thích nhất.

Hiện nay, một trong những “chiêu" thu hút khách hàng của Blackwell – chiếc áo phông với dòng chữ “không được ngủ, nếu không gã hề sẽ ăn thịt tôi...” - được xếp hạng 5 trong danh sách bình chọn của khách hàng. Còn trang ihateclowns.com (có nghĩa là “tôi ghét bọn hề”) của Blackwell là một trang web được trang trí công phu mang cái tên miêu tả đúng với triết lý của nó. Blackwell cho biết, trang web này đã tồn tại được 9 năm nay mà chi phí cho nó được trang trải bằng tiền bán 90 chiếc áo/tháng với giá 15 USD/chiếc.

Cũng không vất vả lắm để kiếm được tiền từ việc bán áo phông. Anh Mowry, từ một người chỉ thích tìm mua áo phông trên mạng, đã trở thành một tay buôn áo phông dày dạn kinh nghiệm. Anh thường lang thang trên mạng và rồi “kết” với trang www.CafePress.com của một công ty ở San Leandro, California chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế in áo và các sản phẩm khác. CafePress thu của những người như Mowry với giá gốc là 8,99 USD cho một chiếc áo phông cùng với lôgô tuỳ thích in trên áo. Sau đó Mowry lại chào bán 19 USD một chiếc áo thành phẩm. Như vậy là anh ta thu được 10 USD một chiếc áo trước khi trả thuế. Còn với các nhà in ở địa phương thì họ chỉ chào bán cho anh này với giá 5 USD một chiếc áo phông đã in hoàn chỉnh, lúc này lợi nhuận thu được là 14 USD một chiếc áo.

Một loại áo phông của Mowry đang bán rất chạy có hàng chữ “Những vật lóng lánh làm tôi rối trí” (Nhại theo một câu nói trong kịch Shakespears) viết bằng kiểu chữ nhiều màu sắc ở phía trước áo. Một chiếc áo phông bán chạy nữa được in với dòng chữ “Đừng chơi đẹp với người khác”. Mowry đã bán đi tờ báo của mình để mở một trang web bán áo phông vào năm ngóai với tên là www.theshirtzone.com.

Mary Ogle là họa sĩ sơn dầu ở Ojai, Caliornia đã xây dựng trang web cá nhân vào năm 2001 để bán tranh của mình với giá 150 USD một chiếc. Nhưng cô chỉ bán được không quá hai bức một tháng. Hai năm sau, cô bổ sung thêm kênh bán áo phông hình các con gấu xanh, sếu hồng, gà mẹ và các hình tượng nghệ thuật khác. Tuy việc bán hàng cũng đã giảm sút hơn trước nhưng hiện tại cô cũng có thể tiêu thụ được vài trăm chiếc áo một tháng với mức doanh thu trung bình là 8.000 USD.

Nick Bayne, 25 tuổi, nhà sản xuất các chương trình giải trí ở New York, bắt đầu mua áo phông trên Internet vào mùa hè năm ngoái, sau khi vào trang web CollegeHumor chuyên bán áo phông in các trò chơi chữ và truyện tranh ngộ nghĩnh. Sáu tháng qua, Bayne đã mua sáu cái áo trên mạng với giá 18 USD một chiếc và dự kiến tiếp tục mua cho đủ bộ sưu tập 100 chiếc của mình.

Trong số các áo phông được ưa chuộng, có một chiếc áo in hàng chữ của phim “Napoleon đại đế” mà anh này cho rằng chỉ có thể tìm được trên mạng Internet. Một chiếc khác có bức hình của Che Guevara với dòng chữ “Tôi không biết đây là ai” cũng được nhiều người săn tìm.

“Đó là một sở thích không hay cho lắm” , anh Bayne nói, “Sẽ tới lúc bạn gái của tôi nói với tôi rằng tôi đã trưởng thành, và vì vậy, không thể có nhiều chiếc áo phông ngộ nghĩnh chỉ dành riêng cho đám choai choai như thế.”

Trang web CollegeHumor.com đã tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến khách hàng về ý tưởng cho chiếc áo phông và nhận được trung bình 2 đề xuất trong một ngày. “Phần lớn các ý tưởng mà người tiêu dùng đưa ra đều rất thô thiển” , Abrramson - người quản lý trang web nói.

Để sáng tạo ra một chiếc áo phông với thông điệp tinh tế, Abrramson và ba đối tác kinh doanh khác phải mày mò từ các trò chơi chữ và lấy cảm hứng từ các chương trình truyền hình. Kết quả đạt được gồm có chiếc áo in hình người đàn ông có cánh tay gấu và thông điệp “Lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”.

Theo The Wall Street Journal 

Công ty thiết kế website Tam Nguyên sưu tầm