Yêu cầu lấy lại mật khẩu thành công
Vui lòng kiểm tra email để tạo mật khẩu mới.

Viết những nỗi lo ra giấy – Bí quyết thành công

Viết những vấn đề gây lo lắng ra giấy trước những tình huống căng thẳng như làm bài thi hay phát biểu trước đám đông sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn.

 Viết những vấn đề gây lo lắng ra giấy trước những tình huống căng thẳng như làm bài thi hay phát biểu trước đám đông sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Chicago tại Mỹ cho rằng hành động viết những mối lo xuống giấy giúp trí óc con người trở nên minh mẫn hơn, nhờ đó chúng ta dễ dàng tập trung vào công việc trước mắt.

“Khi sắp đối mặt với những tình huống căng thẳng, con người thường lo lắng về những hậu quả tiêu cực của nó. Những mối lo khiến não chúng ta không thể tập trung hoàn toàn vào nhiệm vụ mà chúng ta sắp thực hiện. Viết chúng ra giấy khiến tâm trí chúng ta trở nên thoải mái hơn”, giáo sư Sian Beilock, một nhà nghiên cứu của Đại học Chicago, phát biểu.

Để kiểm chứng giả thuyết này, Beilock cùng cộng sự tuyển 20 sinh viên để thực hiện thử nghiệm. Họ yêu cầu nhóm sinh viên làm hai bài kiểm tra toán ngắn,Telegraph cho biết.

Đối với bài kiểm tra thứ nhất, các sinh viên phải cố gắng hết sức. Trước bài kiểm tra thứ hai, nhóm nghiên cứu tạo ra một tình huống có thể gây căng thẳng rồi yêu cầu 10 sinh viên dành 10 phút để viết những cảm xúc của họ về bài kiểm tra sắp tới ra giấy. 10 sinh viên còn lại không làm gì.

Kết quả bài kiểm tra thứ hai cho thấy 10 sinh viên viết ra giấy đạt điểm cao hơn 5% so với bài kiểm tra thứ nhất, còn điểm trung bình của nhóm không viết giảm 12%.

“Có vẻ như nhóm không viết chịu tác động tiêu cực của hiện tượng sốc tâm lý do tình huống căng thẳng gây nên, trong khi hành vi viết ra giấy giúp não của nhóm kia hoạt động hiệu quả hơn”, Beilock nhận xét.

Trong một thử nghiệm khác nhóm nghiên cứu tuyển những học sinh thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng trước các kỳ thi. Họ yêu cầu một nửa số học sinh viết những vấn đề gây lo lắng ra giấy, còn một nửa kia không viết.

“Viết những nỗi lo ra giấy trong khoảng 10 phút trước khi thi giúp học sinh vượt qua nỗi sợ hãi và tăng khả năng tư duy của não. Chúng tôi nghĩ mẹo này có thể áp dụng với mọi tình huống có thể gây căng thẳng như phát biểu trước đám đông, giới thiệu sản phẩm với khách hàng hay phỏng vấn tuyển dụng”, Beilock khẳng định.

Một nghiên cứu mà giáo sư Beilock từng tiến hành cho thấy những tình huống gây căng thẳng có thể kìm hãm ký ức hoạt động. Được lưu trữ trong vùng vỏ não trước trán, ký ức hoạt động được coi như một dạng “bản nháp thần kinh”, cho phép con người xử lý những thông tin liên quan tới công việc mà chúng ta thực hiện. Tuy nhiên, những mối lo lắng cũng có thể xuất hiện trên “bản nháp” và chúng làm giảm năng lực tư duy của não.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Chicago tại Mỹ cho rằng hành động viết những mối lo xuống giấy giúp trí óc con người trở nên minh mẫn hơn, nhờ đó chúng ta dễ dàng tập trung vào công việc trước mắt.

“Khi sắp đối mặt với những tình huống căng thẳng, con người thường lo lắng về những hậu quả tiêu cực của nó. Những mối lo khiến não chúng ta không thể tập trung hoàn toàn vào nhiệm vụ mà chúng ta sắp thực hiện. Viết chúng ra giấy khiến tâm trí chúng ta trở nên thoải mái hơn”, giáo sư Sian Beilock, một nhà nghiên cứu của Đại học Chicago, phát biểu.


Để kiểm chứng giả thuyết này, Beilock cùng cộng sự tuyển 20 sinh viên để thực hiện thử nghiệm. Họ yêu cầu nhóm sinh viên làm hai bài kiểm tra toán ngắn, Telegraph cho biết.

Đối với bài kiểm tra thứ nhất, các sinh viên phải cố gắng hết sức. Trước bài kiểm tra thứ hai, nhóm nghiên cứu tạo ra một tình huống có thể gây căng thẳng rồi yêu cầu 10 sinh viên dành 10 phút để viết những cảm xúc của họ về bài kiểm tra sắp tới ra giấy. 10 sinh viên còn lại không làm gì.

Kết quả bài kiểm tra thứ hai cho thấy 10 sinh viên viết ra giấy đạt điểm cao hơn 5% so với bài kiểm tra thứ nhất, còn điểm trung bình của nhóm không viết giảm 12%.

“Có vẻ như nhóm không viết chịu tác động tiêu cực của hiện tượng sốc tâm lý do tình huống căng thẳng gây nên, trong khi hành vi viết ra giấy giúp não của nhóm kia hoạt động hiệu quả hơn”, Beilock nhận xét.

Trong một thử nghiệm khác nhóm nghiên cứu tuyển những học sinh thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng trước các kỳ thi. Họ yêu cầu một nửa số học sinh viết những vấn đề gây lo lắng ra giấy, còn một nửa kia không viết.

“Viết những nỗi lo ra giấy trong khoảng 10 phút trước khi thi giúp học sinh vượt qua nỗi sợ hãi và tăng khả năng tư duy của não. Chúng tôi nghĩ mẹo này có thể áp dụng với mọi tình huống có thể gây căng thẳng như phát biểu trước đám đông, giới thiệu sản phẩm với khách hàng hay phỏng vấn tuyển dụng”, Beilock khẳng định.

Một nghiên cứu mà giáo sư Beilock từng tiến hành cho thấy những tình huống gây căng thẳng có thể kìm hãm ký ức hoạt động. Được lưu trữ trong vùng vỏ não trước trán, ký ức hoạt động được coi như một dạng “bản nháp thần kinh”, cho phép con người xử lý những thông tin liên quan tới công việc mà chúng ta thực hiện. Tuy nhiên, những mối lo lắng cũng có thể xuất hiện trên “bản nháp” và chúng làm giảm năng lực tư duy của não.